Apple đã làm việc với nhiều nhà cung cấp ngoài Trung Quốc để đối phó với tình trạng tăng thuế. Chẳng hạn, nhà sản xuất Wistron của Đài Loan (Trung Quốc) xây dựng một cơ sở lắp ráp tại Bengaluru, Ấn Độ với kế hoạch sản xuất iPhone SE.
Tương tự, Foxconn cũng xây dựng một cơ sở tại Brazil năm 2011 nhưng kết quả không như mong muốn khi giá thiết bị tại nước này vẫn đắt đỏ hơn nhiều so với Mỹ.
Mỹ là thị trường lớn của Apple nên nếu chính phủ Mỹ áp thuế cao, tác động sẽ rất lớn. Theo Bloomberg, Apple sẽ vẫn giữ nguyên dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc nếu chính phủ Mỹ áp thuế 10%. Nhưng nếu con số này tăng lên 25%, Apple sẽ không sản xuất iPhone tại Trung Quốc.
Hiện chưa rõ, nếu khả năng đó xảy ra, Apple sẽ sản xuất iPhone tại Mỹ hay tại nước khác.
Nguyễn Minh (theo Bloomberg)
Foxconn đang xem xét việc thành lập một nhà máy lắp ráp iPhone ở Việt Nam để giảm thiểu tác động từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
" alt=""/>Thuế cao, Apple có thể không sản suất iPhone tại Trung QuốcMột trong những giải pháp được đề ra trong Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” mới được phê duyệt là hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với các trung tâm hỗ trợ du khách (Ảnh minh họa: Phương Dung)
Ngày 5/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1685 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Đề án nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngành du lịch để khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm thị trường, các nguồn lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Phấn đấu là quốc gia trong nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2025, tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD, ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp; nâng dần tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%. Đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 hệ thống sản phẩm du lịch hình thành rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và có thương hiệu, nhất là tại các khu vực động lực phát triển du lịch. Nâng cao năng lực đón tiếp tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các khu du lịch phức hợp quy mô lớn; du lịch thông minh được áp dụng rộng rãi; từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu kể trên, bên cạnh các nhóm nhiệm vụ chủ yếu như: cơ cấu lại thị trường khách du lịch, củng cố và phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý..., Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đề ra hàng loạt giải pháp sẽ được triển khai.
Trong đó, về đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch, một trong những giải pháp sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới là tạo thuận lợi về thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp thị thực, thị thực điện tử.
Về cơ chế, chính sách và nguồn lực phát triển du lịch, theo Đề án, sẽ phát triển hệ thống hạ tầng CNTT trong ngành du lịch hướng tới trình độ của khu vực và quốc tế; xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông mạng Internet không dây miễn phí tại các khu, điểm du lịch và các khách sạn, nhà hàng, trung tâm dịch vụ du lịch;...
" alt=""/>Sẽ lắp camera giám sát tại một số địa điểm có đông khách du lịch![]() |
Vé xem trận chung kết tiếp tục được bán theo hình thức online. |
Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ chuyển phát nhanh vé trong nội thành sẽ gây bất công cho người hâm mộ khi rất nhiều cổ động viên từ tỉnh xa tới và không có điều kiện lên Hà Nội sớm.
Ông Hoài Anh chia sẻ: "Lý do của việc này là bởi thời gian chuyển phát khá hạn hẹp. Sau khi kết thúc trận bán kết lượt về ngày 6/12, chúng tôi phải có thời gian in vé ở nước ngoài và làm thủ tục hải quan để chuyển về Việt Nam".
"Thêm vào đó, lần này, VFF cũng quyết định chỉ bán 2 vé cho một người, nên lượng chuyển phát sẽ tăng lên gấp đôi so với việc bán 4 vé cho một người trước đây", ông cho biết.
VFF cho biết có 4 mệnh giá được bán ra trong trận chung kết là 200.000, 350.000, 500.000 và 600.000 đồng.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tối đa sự thuận lợi cho người mua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chấp nhận hình thức ủy quyền để nhận giúp trong trường hợp cổ động viên không thể tới lấy vé đúng ngày.
Trong thời gian vừa qua, VFF cũng đã áp dụng hình thức này. Người hâm mộ chỉ cần có dãy mã số xác nhận mua vé cộng với giấy ủy quyền viết trực tiếp trên email, đồng thời mang theo bản gốc chứng minh thư nhân dân của cá nhân đặt thành công thì các nhân viên của Liên đoàn sẽ trả vé bình thường.
![]() |
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh phát biểu sau Đại hội khóa VIII. |
Câu chuyện vé là đề tài nóng hổi và gây ra nhiều tranh cãi kể từ trận đấu gặp Malaysia tại vòng bảng. Song, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã tiếp nhận những đóng góp để thay đổi các hình thức nhằm đem lại phương án tối ưu cho người hâm mộ.
Hình thức bán vé online được nhiều cổ động viên cho là tiện lợi, văn minh hơn xếp hàng truyền thống, thế nhưng lại khó cho một số người không có điều kiện tiếp cận với công nghệ. VFF đã giải quyết được điều này ở lần bán vé trận chung kết sắp tới.
Tối 11/12 tới, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận chung kết lượt đi tại AFF Cup 2018 với Malaysia trên sân khách và sẽ đá trận quyết định trên sân Mỹ Đình 4 ngày sau đó. Thầy trò HLV Park Hang-seo đang đứng trước cơ hội lớn để tái lập thành tích cách đây 10 năm của bóng đá nước nhà.